Phòng trị bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
PHạm Văn Nam
Thứ Sáu,
13/10/2023
Bệnh vàng lá gân xanh là một căn bệnh tàn phá các cây cam, quýt, bưởi và chanh hay còn gọi là bệnh greening trên cây có múi. Bệnh do rầy chổng cánh lây truyền (Asian citrus psyllid), đây là loại côn trùng nhỏ ăn lá và thân của cây có múi. Khi rầy chổng cánh tấn công cây bị nhiễm bệnh, nó sẽ mang vi khuẩn gây hại này và có thể lây chuyền sang cây khác trong quá trình kiếm ăn. Mặc dù quả vẫn ăn bình thường (hoặc uống), nhưng cây sẽ héo và chết dần.
Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh
Trên lá:
- Trên cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh, người ta thường gọi vàng lá gân xanh.
Trên hoa:
- Cây thường ra hoa trái mùa, hoa ít và hay rụng.
Trên quả:
- Cây bị bệnh ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh cây vừa mang quả vừa có hoa. Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên quả chín ngược. Trên quả bị bệnh hạt thường bị thui đi, có màu nâu.
Ở rễ:
- Khi cây nhiễm bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất còn lại các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng bị thối.
Tác nhân gây ra bệnh vàng lá gân xanh
- Bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum
- Bệnh lây lan cho rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bệnh sang cây chưa bệnh và lây lan qua mắt ghép.
Vào mùa mưa, khi các họ cây có múi (cam, quýt, bưởi…) bắt đầu ra đọt non hoặc trổ bông, là lúc rầy chổng cánh xuất hiện và gây hại. Đây được xem là đối tượng côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây có múi nói chung. Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quýt, bưởi…. Không có chồi non thì rầy di chuyển sang các ký chủ phụ như nguyệt quế, cằng thăng để duy trì mật số. Nếu cây bị bệnh trái thường nhỏ, không có giá trị thương phẩm
- Mật độ cây trồng quá dày, cây bị nặng sẽ lây lan nhanh.
Biện pháp phòng ngừa
- Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh, loại bỏ những cây có biểu hiện bệnh nặng. . Thường xuyên kiểm tra cây giống, sản xuất giống sạch bằng cách kiểm tra và lấy mắt ghép ở những cây không nhiễm bệnh.
- Sau mỗi vụ thu hoạch bà con nên cắt tỉa tạo cho tán thông thoáng, loại bỏ cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt. Bón phân cân đối đầy đủ dinh dưỡng.
- Điều khiển cho cây ra đọt đồng loạt, thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện rầy chổng cánh. Phun thuốc trừ rầy phun đều khắp cả cây và tập trung vào nơi có đọt non, lá non.
- Trồng cây chắn gió xung quanh vườn như: dâm bụt, xoài để hạn chế sự xâm nhập của rầy chổng cánh. Có thể trồng xen ổi.
- Phun thuốc để phòng trừ rầy chổng cánh định kỳ.