Bệnh ghẻ nhám trên cây có múi và cách khắc phục hiệu quả
PHạm Văn Nam
Thứ Sáu,
13/10/2023
Các loại cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh là những cây trồng phổ biến và phân bố rộng khắp mọi miền tổ quốc. Với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng với những hương vị riêng. Loại nông sản này mang lại giá trị kinh tế tương đối cao cho nông dân. Tuy nhiên, vấn đề sâu bệnh các nhà vườn gặp phải cũng tương đối nhiều. Đặc biệt, bệnh ghẻ nhám rất phổ biến với các loại cây có múi. Chúng gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng nông sản. CÙng chúng tôi tìm hiểu cách khắc phục bệnh ghẻ nhám ngay dưới đây.
1. Biểu hiện của bệnh ghẻ nhám trên cây có múi
Bệnh Ghẻ nhám (Citrus Scab) còn gọi là bệnh ghẻ lồi, ghẻ sẹo. Bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non như: lộc non, lá non, quả non. Biểu hiện như sau:
- Trên lá non: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ như kim châm và phát triển nhanh thành những chấm to màu nâu nhạt. Mặt phía dưới của lá nhô lên thành những nốt giống như mụn ghẻ. Lá bị cong ngược về phía dưới và biến dạng. Trường hợp vườn cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng sớm.
- Trên quả non, vỏ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối thành mảng lớn. Sau đó, vết sần hóa bần khô lại có màu nâu sậm đến nâu xám.
- Trên cành: xuất hiện mụn lồi giống như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng. Cành non bị nhiễm bệnh có thể bị khô và chết.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ nhám trên cây có múi
Ghẻ nhám do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, quả non…
Bệnh ghẻ nhám làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của cây trái, trái nhỏ, xấu, sần sùi; cành cây chết hàng loạt.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh ghẻ nhám
Biện pháp phòng bệnh
- Tránh trồng cây con bị bệnh.
- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.
- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.
- Sử dụng WAO KING kết hợp mới amino acid để phòng trừ sâu vẽ bùa trước những đợt lộc mới, vừa giúp dưỡng lộc và dưỡng quả.
- Bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào và tăng 30% khả năng quang hợp, giúp lá, quả, xanh, nhanh dày hơn. Hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.
Xử lý cây trồng đã nhiễm bệnh:
- Cắt bỏ cành lá và quả nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.
- Sử dụng VACCIN kết hợp với Siêu đồng để phun sát khuẩn, diệt nấm và tăng đề kháng cho cây giúp ngăn ngừa tái phát. Phun 2 lần, cách nhau 3-5 ngày. Sử dụng loại đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.
Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc cây, nên tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục với Trichoderma. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt liên tục.
Đặc biệt giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.