Cẩm nang trị bệnh bồ hóng trên cây có múi nhà nông cần ghi nhớ
PHạm Văn Nam
Thứ Sáu,
13/10/2023
Triệu chứng bệnh bồ hóng trên cây có múi
Nấm bồ hóng khi phát sinh trên cây có múi để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng. Biểu hiện rõ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường là trên lá và trái. Khi cây bị bệnh thường xuất hiện các đốm với sợi nấm màu đen giống như vết bồ hóng trên mặt lá.
Có 2 trường hợp gây hại phổ biến của bệnh bồ hóng đó là:
Do nấm Capnodium citri gây ra
Nếu bà con thấy trên trên vỏ cành, vỏ trái, mặt trên lá có các vết bồ hóng màu đen, không bị tạo thành từng đốm. Có thể lấy giẻ hoặc nước để lau đi thì đây là vết bệnh do nấm Capnodium citri gây ra. Loài nấm này thường sinh sống hoại sinh trên lớp mật của các loài rệp sáp.
Bệnh bồ hóng trên cây có múi thường không làm ảnh hưởng nhiều tới cây. Nó chỉ làm trái xấu đi, giảm chất lượng của nông sản. Điểm bà con dễ nhận biết đó là phần phiến lá và thịt trong múi bị giảm khả năng quang hợp. Vết bệnh bị tróc ra nếu gặp điều kiện thời tiết khô nắng.
Bệnh do nấm Meliola commixta gây ra
Nếu cây bị nấm Meliola commixta tấn công, nó chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những cây có múi đã có lá già. Nếu nhìn qua một lượt vườn bà con sẽ thấy các vết lá non hầu như không có bị bệnh tấn công.
Điểm nhận biết đầu tiên là lá cây xuất hiện đốm tơ màu đen. Các đốm này có kích cỡ phát triển tùy theo từng giai đoạn. Ban đầu nó chỉ khoảng 1mm, nhưng sau đó có thể lan rộng đến 1cm. Ở phần bề mặt của vỏ quả xuất hiện vết lõm khuyết tinh dầu. Nếu phần đốm càng già, vết bệnh càng bị đậm hơn.
Bệnh bồ hóng trên cây có múi xuất hiện rất phổ biến tại các nhà vườn trồng có độ ẩm cao, không có ánh sáng. Những vườn trồng cây với mật độ cao cũng có thể xuất hiên tình trạng này.
Khi cây bị bệnh nặng, bà con thấy toàn bộ phần lá cây phát triển rất ít, cây còi cọc, suy yếu. Đặc biệt vào giai đoạn cuối vụ, trái sắp được thu hoạch thì bệnh này lại càng phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, bệnh bồ hóng xuất hiện còn do các loại sâu hại chích hút như rệp muội, rệp sáp…Do đó, bà con cần chủ động tìm ra biện pháp xử lý tốt nhất.
Biện pháp phòng trừ
Không hề khó để phòng trừ bệnh bồ hóng trên cây có múi. Nhưng nếu bà con tìm không đúng phương pháp, không có cách xử lý triệt để sẽ làm bệnh phát triển ngày càng mạnh. Chúng ta hãy thực hiện một số biện pháp phòng trừ dưới đây:
Chăm sóc vườn cây ăn quả đúng cách, bổ sung đủ liều lượng phân bón. Không để cây bị thừa thiếu chất.
Tưới tiêu phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Không trồng cây với mật độ quá dày, trồng đúng khoảng cách quy định để vườn thông thoáng, dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lên liếp cao, trồng cây phải làm hệ thống mương máng để thoát nước tốt trong mùa mưa.
Cắt tỉa các cành già, cành bị sâu bệnh hại, cành tược.
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn tược. Xới cỏ, dọn rác, để vườn đủ ánh sáng quang hợp.
Nếu vườn xuất hiện nhiều, mức độ nặng bà con cần tìm kiếm thuốc đặc trị ngay để xử lý dứt điểm.
Thăm vườn đều đặn thường xuyên, nếu phát hiện thấy bệnh bồ hóng trên cây có múi xuất hiện phải tìm ngay phương pháp xử lý.
Thuốc trị bệnh bồ hóng trên cây có múi
Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh bồ hóng trên cây có múi, tuy nhiên dòng ưu tiên được khuyến khích sử dụng đó là các sản phẩm sinh học.
Việc lạm dụng thuốc hóa học lâu dài vô tình phá vỡ cấu trúc của đất, làm hệ sinh thái bị biến đổi. Những loài vi sinh vật trong đất cũng vô tình bị tiêu diệt. Do đó, bà con hãy lựa chọn các dòng sản phẩm sinh học vừa hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường.