BỆNH THỐI NHŨN TRÁI DO NẤM PHYTOPHTHORA GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI
PHạm Văn Nam
Thứ Sáu,
13/10/2023
Bệnh thối trái cam quýt do nấm Phytophthora sp. gây ra. Trong nhóm cây có múi bệnh thường gây hại nặng cho trái quýt đường và cam mật. Nấm bệnh ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại mạnh trong mùa mưa.
Ngoài trái, bệnh còn gây hại trên lá, trên cành non và trên gốc thân (gây thối gốc chảy mủ).....
- Trên trái: Bệnh thường gây hại trên trái già và những trái nằm khuất trong tán cây thiếu ánh nắng mặt trời. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ nhìn như bị úng nước sau đó phát triển rộng dần ra và chuyển dần sang màu xám đen, giữa vùng bị bệnh và không bị bệnh không có ranh giới rõ ràng. Nếu ẩm độ không khí cao, trời âm u ít nắng trên vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp sợi tơ nấm màu trắng. Nếu bệnh nặng, chỗ bị bệnh chiếm khoảng 1/3 đến ½ diện tích vỏ trái, trái sẽ bị rụng.
- Trên lá: Nấm bệnh có thể tấn công và gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của lá và ở bất kể vị trí nào trên lá. Lúc đầu vết bệnh có hình tròn nhỏ, màu xanh đậm, úng nước. Sau đó lan rộng dần ra xung quanh, vẫn giữ được dạng hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, và chuyển dần sang màu xám nâu hoặc nâu đen, vùng bị bệnh và không bị bệnh thường không có ranh giới rõ ràng.
- Trên cành non: Ban đầu vết bệnh cũng có mầu xanh tối sau đó chuyển dần sang mầu tối sậm, mầu đen và lan rộng dần ra xung quanh. Nếu nặng có thể làm cho cành non, nhánh non bị chết.
- Trên gốc thân: Ban đầu là một mảng vỏ ở gốc thân bị úng nước, sau đó thối nâu, khô, nứt dọc rồi chảy mủ hôi… nếu nặng có thể làm chết cây (trong nhóm cây có múi, bưởi là cây thường bị thối gốc nhất).
Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Khi thiết kế vườn, cần lên liếp cao, đánh rãnh thoát nước trên liếp đảm bảo vườn thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất thấp phải có hệ thống bờ bao vững chắc để có thể chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết, không được để vườn bị ngập úng.
- Không trồng quá dày, sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa bỏ những cành già, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành tược trong tán cây không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng, khô ráo. Phía dưới gốc cây nhận được nhiều ánh nắng mặt trời. Nếu chùm trái nằm gần sát mặt vườn cần chống đỡ cành đưa trái lên cao.
- Thường xuyên thu gom trái và những bộ phận bị bệnh khác đem ra khỏi vườn tiêu huỷ để hạn chế bệnh lây lan.
- Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Nếu điều kiện cho phép nên bón phân hữu cơ hoai mục (có trộn thêm chế phẩm Trichoderma) thay thế dần phân vô cơ. Những vườn thường bị bệnh gây hại, nên tăng cường thêm phân kali, phân lân để làm tăng sức đề kháng cho cây.
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và phun xịt thuốc kịp thời, phun ướt đều lên trái và tán lá.
- Bà con tham khảo bộ đặc trị nấm khuẩn: nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua để phòng trừ nấm khuẩn cho vườn cây.
Nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua là một sản phẩm sạch, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường đặc biệt không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản, an toàn khi sử dụng, không gây độc hại đối với cây trồng như các thuốc BVTV hóa học.
Trong trường hợp sử dụng quá liều lượng không gây tác dụng phụ (không làm xoăn lá, cháy lá, không làm rụng hoa và quả non, không gây ngộ độc cho cây).
Sử dụng Nano bạc đồng kết hợp với nano đồng oxyclorua sẽ mang lại hiệu quả phòng và trị bệnh tốt nhất (đối với các bệnh phức tạp). Phổ diệt nấm khuẩn của nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng là khác nhau cho nên sự kết hợp giữa chúng sẽ mang lại hiệu quả toàn diện trong việc phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng.