Danh mục sản phẩm

Bệnh Thán Thư Là Gì? Giải Pháp Xử Lý Dứt Điểm Ở Nhiều Cây Trồng

PHạm Văn Nam
Thứ Sáu, 13/10/2023

Bệnh Thán Thư Là Gì?

Bệnh thán thư là loại bệnh hại thường xuyên xuất hiện ở nhiều cây trồng, đặc biệt là cây có múi. Nó thường gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá; chồi non; cành; quả non. Mặt khác, bệnh thán thư là bệnh do nấm gây bệnh Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Bệnh xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa và gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất; chất lượng cây trồng. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên; và liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá; lá vàng úa và rụng; cây sinh trưởng kém.

Trong điều kiện thời tiết bất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao đã tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển mạnh. Mặt khác, mưa ít, hạn hán cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng thêm và nhiều hơn. Ngoài các cây ăn quả có múi, bệnh thán thư còn gây hại phổ biến trên nhiều loại cây rau màu và cây công nghiệp như điều, dưa leo, dưa hấu, ớt, đậu tương, bông vải, chè, cà phê, hồ tiêu…nhiều cây hoa cảnh như cúc, lan, mai vàng, hoa hồng. Làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất cây trồng. Bệnh này phát triển nhanh và mạnh nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè.2. 

Tình Trạng Bệnh Thán Thư Hại Xoài, Sầu Riêng Và Nhiều Cây Trồng Khác

Theo số liệu thống kế, tình trạng cây trồng bị nhiễm bệnh thán thư ngày càng tăng cao. Hằng năm, việc sản xuất và xuất khẩu nông sản ở nước ta rất lớn, nhưng trong quá trình phun thuốc, bón phân, gieo hạt còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó sâu bệnh là một trong những yếu tố chính. Thán thư là một loại bệnh phổ biến gây thiệt hại nặng nề ở cây xoài, sầu riêng và nhiều cây trồng khác. Có những năm, điều kiện thời tiết thích hợp, bệnh phát triển ngày càng mạnh, gây ảnh hưởng nặng tới năng suất và chất lượng.

1. Giai đoạn đầu của bệnh thán thư

Đối với hầu hết các loại rau và cây ăn quả (cây ăn trái), bệnh thán thư ban đầu biểu hiện dưới dạng đốm nhỏ trên lá, thân hoặc trái. Những đốm này có thể có màu vàng, nâu hoặc đen.

Các loại cây ngũ cốc có thể bị sọc lá hơn là đốm. Nhưng nó sẽ loang lổ và thường có màu vàng khi mới bắt đầu phát bệnh. Bà còn cũng sẽ nhìn thấy ở các lá non bị xoắn hoặc biến dạng. Hơn thế, quả cũng bị đốm và hư hỏng trong giai đoạn này.

2. Diễn Biến Của Bệnh Thán Thư

Ở các loại cây ăn trái, rau màu xuất hiện nhiều vết thâm, lõm dọc ở thân và quả. Lâu ngày, vết đốm đó sẽ tiếp tục sẫm lại thành màu đen và có thể chiếm toàn bộ bề mặt lá hoặc cành. Đồng thời, những vết bệnh này sẽ phát triển thành bệnh thối quả trên quả. Nhưng nếu cây khỏe và khỏe mạnh thì cây vẫn phải sống sót nếu được chăm sóc thích hợp. Quả thối có thể trông hơi hồng và xỉn màu.

Ở các cây lương thực, ngũ cốc như lúa hoặc ngô, bệnh chết hàng loạt có thể bắt đầu xảy ra. Điều này có thể tiếp diễn ngay cả trong những tháng nóng hơn trong năm. Vết bệnh có thể xuất hiện trên cuống và có thể phát triển thành thối cuống. Dẫn đến lá rụng, quả có thể bị thối rữa và đốm trên diện rộng.

Giải Pháp Xử Lý Dứt Điểm Bệnh Thán Thư Hại Cây Có Múi

Hiểu biết đúng bệnh sẽ giúp bà con biết phòng ngừa đúng cách và chăm sóc vườn cây ăn quả của mình hiệu quả hơn, đặt năng suất hơn. Hãy cùng máy bay nông nghiệp Baniglobal tiếp tục tìm ra giải pháp xử lý dứt điểm bệnh thán thư nhé!

1. Tạo Tán, Tỉa Cành:

Bà con nên chăm sóc cây từ khi còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt. Nhằm nhận được nhiều ánh sáng; thông thoáng, cây sinh trưởng tốt. Hạn chế nhiều sâu bệnh hại ở mức thấp nhất.

2. Vệ Sinh Vườn Cây:

Bà con tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan. Trong trường hợp bệnh xảy ra nặng; thì bà con nên vệ sinh đồng ruộng trước khi phun thuốc. Điều này, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc; phòng ngừa bệnh nhanh chóng và kịp thời.

3. Bón Phân Đầy Đủ:

Để cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại tấn công. Bà con phải bón phân đúng cách và nâng cao chất lượng đất. Điều đó sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh; ngăn ngừa nhiễm trùng.Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK; có bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.

>> Xem thêm: Nguyên tắc 4 đúng là gì?

4. Dùng Thuốc Trừ Bệnh:

Sử dụng thuốc trừ bệnh thán thư luôn được nhiều bà con ưu tiên lựa chọn nhất. Bởi nó mang tính nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi và hiệu quả cao. Bà còn có thể tham khảo các thuốc gốc đồng; Mancozeb; Propine; chứa các chất Difenocanazole; Tebuconazole; Azoxystrobin,… Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh; cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày; phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.

Viết bình luận của bạn

Nội dung bài viết